NHÂN SỰ PHÒNG THANH TRA GIÁO DỤC:          

- Phòng Thanh tra giáo dục Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 818/QĐ-ĐHNL-TCHC, ngày 06/6/2007 của Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Lúc mới thành lập gồm có: Trưởng phòng; Phó phòng và các chuyên viên. Hiện nay, phòng Thanh tra giáo dục còn có 17 cộng tác viên thanh tra thường xuyên từ các đơn vị, được thành lập theo quyết định số 2959/ QĐ-ĐHNL-TCCB, ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Hiệu Trưởng nhà trường. Nhân sự hiện tại của phòng Thanh tra giáo dục gồm có:

 

     

         1. ThS. Lê Mộng Triết - Trưởng phòng Thanh tra giáo dục, phụ trách chung công việc của phòng, chỉ đạo trực tiếp công tác thanh tra nội bộ trong Nhà trường.

 

         2. ThS. Trần Thị Thu Huyền : Chuyên viên, thư ký phòng Thanh tra giáo dục.

 

         3.  Phan Thanh Tài: Chuyên viên phòng Thanh tra giáo dục.

 

        4. ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt: Chuyên viên phòng Thanh tra giáo dục.

 

        5. Nguyễn Bá Cang: Chuyên viên Phòng Thanh tra giáo dục, Phụ trách công tác Pháp chế

 

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ PHÒNG THANH TRA GIÁO DỤC:

1. Chức năng:

 - Phòng Thanh tra Giáo dục có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng; đảm bảo việc thi hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhận trong lĩnh vực giáo dục, góp phần xây dựng nề nếp, kỷ cương trong quá trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo. 

2. Nhiệm vụ:
 
- Phòng Thanh tra giáo dục căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra nội bộ của Nhà trường để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Thanh tra giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách có liên quan đến sinh viên, học viên ở tất cả các hệ đào tạo trong Trường; thanh tra việc thực hiện chính sách đối với cán bộ viên chức;
b) Thanh tra việc thực hiện muc tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo duc, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, quy trình cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định và giáo trình, bài giảng;
c) Thanh tra việc quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cần thiết khác để đảm bảo chất lượng đào tạo;
d) Xấy dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm, trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó;
e) Thực hiện nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực giáo dục trong Nhà trường theo quy định của pháp luật.
f) Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.
g) Phối hợp với các đơn vị chức năng, và Ban thanh tra nhân dân kiến nghị xử lý các đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; đề nghị khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra;
h) Báo cáo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục, đề nghị sữa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về giáo dục;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

Số lần xem trang: 2812
Điều chỉnh lần cuối: 21-08-2024

Trang liên kết

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : hai bốn một bảy hai

Xem trả lời của bạn !

logolink